Tiểu sử Mạnh Cường

Mạnh Cường từng nhập ngũ và là sinh viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội từ năm 1977. Sau khi tốt nghiệp, ông được phân công vào Đoàn Kịch nói Quân đội.[4] Trong khoảng thời gian công tác tại đoàn kịch nói, ông đã gây ấn tượng với khán giả qua nhiều vở kịch như Người mất tích, Tiếng hát cuộc đời, Lời thề thứ 9, Điều không thể mất. Mặc dù bắt đầu với sân khấu kịch và tâm huyết với kịch nói nhưng khán giả biết đến Mạnh Cường nhiều nhất thông qua các bộ phim của ông.[5] Ông từng là Trợ lý Văn hóa - Nghệ thuật của Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Đạo diễn tại trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh, ông rời Cục tuyên huấn và chuyển hướng làm Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội.[6][7] Đến năm 2008, ông quay lại trường làm giảng viên và được phong hàm Trung tá. Đến tháng 5 năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Sân khấu, Điện ảnh và Viết văn. Năm 2012, ông được điều về làm Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa với quân hàm Thượng tá.[8] Năm 2019, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[9][10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mạnh Cường http://baochinhphu.vn/Nhan-su/Danh-sach-nghe-si-du... http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/542021/lang... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131101/mot-phi... https://vnexpress.net/cai-tat-sau-canh-ga-hy-vong-... https://vnexpress.net/dan-dien-vien-nhung-giac-mo-... https://vnexpress.net/dan-dien-vien-phim-nguoi-ha-... https://vnexpress.net/do-duc-thanh-toi-khong-ngoai... https://vnexpress.net/manh-cuong-luon-coi-san-khau... https://vnexpress.net/manh-cuong-voi-doi-mat-khong... https://vnexpress.net/nghe-si-hoi-tu-nhan-danh-hie...